Nghiên cứu của anh được đánh giá là một trong 20 sự kiện nổi bật của Trường Đại học Arizona năm 2013.
Tìm câu trả lời trong ba năm
- Khi biết anh nghiên cứu về bệnh tôm chết hàng loạt, tôi cứ nghĩ chắc bạn sinh ra ở nông thôn, tuổi thơ gắn với những đầm tôm, cá?
![]() |
Tìm hiểu về tôm, cá là đam mê của Trần Hữu Lộc. Ảnh: Thanh Tâm. |
Cũng nhiều người suy nghĩ như bạn, nhưng thực tế tôi là dân Sài Gòn chính gốc, sinh ra và lớn lên ở Thủ Đức (TPHCM). Tôi tốt nghiệp Đại học Nông lâm TPHCM chuyên ngành thủy sản và được nhận sang Mỹ học thẳng lên Tiến sỹ tại Đại học Arizona chuyên ngành vi sinh và bệnh học trên tôm từ năm 2010. Tôi thích tìm hiểu về thế giới thủy sinh, vương quốc của tôm, cá.
Khi 10 tuổi, tôi đã đọc ngấu nghiến quyển sách “Biển-Cái nôi của sự sống”, từ đó, tôi có đam mê với ngành thủy sản. Tôi thích đi câu cá, không phải để kiếm thực phẩm mà để nghiền ngẫm, hiểu loài cá và thế giới của chúng.
Bệnh tôm chết sớm xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2010 đã làm nhiều người nông dân điêu đứng, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Anh đã biết đến căn bệnh này và nghiên cứu nó như thế nào?
Năm 2010, khi tôi sang Mỹ cũng là lúc ở Việt Nam xuất hiện một bệnh trên tôm gọi là “Hội chứng tôm chết sớm-hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tủy cấp trên tôm nuôi EMS/AHPNS”. Bệnh này chưa được ghi nhận trong lịch sử khoa học bệnh tôm của thế giới, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.
Đề tài này được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử khoa học bệnh tôm. Sau 3 năm nghiên cứu, tôi đã xác định được nguyên nhân của bệnh EMS/AHPNS là những dòng đặc biệt của một loài vi khuẩn rất phổ biến trong môi trường nước lợ/mặn có tên Vibrio parahaemolyticus.
Tôi đã đăng các nghiên cứu này trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới về bệnh thủy sản và được cộng đồng khoa học thế giới công nhận. Nghiên cứu của tôi được Trường Đại học Arizona chọn là 1 trong 20 sự kiện của trường năm 2013. Việc hoàn thành nghiên cứu này giúp tôi hoàn thành chương trình Tiến Sỹ sau 3 năm học.
- Trong khi khoa học thế giới gần như bó tay với dịch bệnh lạ này anh lại lao vào nghiên cứu, chắc hẳn có rất nhiều khó khăn, rủi ro?
Đúng là thế giới gần như bất lực sau vài năm nghiên cứu nguyên nhân của dịch bệnh lạ này. Một nỗ lực mang tính quốc tế rất lớn với sự tham gia của nhiều tổ chức nhưng vẫn chưa có câu trả lời cho nguyên nhân dịch bệnh.
Tôi đã phải trải qua nhiều khó khăn. Có khi 5 giờ sáng tôi đã phải đi làm, đến các trại thực nghiệm hoàn thành công việc nghiên cứu một cách chuẩn xác rồi lại về trường học khi quần áo vẫn còn ướt. Học xong, tôi lại vào phòng thí nghiệm nghiên cứu tiếp, chiều đến hai trại thực nghiệm rồi lại quay lại trường làm việc tới khuya. Có ngày tôi làm việc đến 18 tiếng hoặc hơn là bình thường. Dù bận rộn, tôi vẫn sắp xếp thời gian để về Việt Nam lấy mẫu nghiên cứu.
Gặp khó khăn, phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng tôi có được nhiều bài học xương máu, có kinh nghiệm và sự tự tin. Nếu trong tương lai ngành tôm của ta đối mặt với một vấn đề tương tự, tôi có thể biết mình nên làm gì.
Cùng với nghiên cứu, tôi viết đề cương xin tài trợ. May mắn là nhiều đối tác đã đồng ý tài trợ cho nghiên cứu như World Bank, Global Aquaculture Alliance, FAO, các tập đoàn thủy sản trong và ngoài nước. Bà con nông dân đã hết sức hỗ trợ tôi.
Bỏ tiền túi mời Giáo sư Mỹ về Việt Nam
- Làm việc nhiều với người nông dân, anh học hỏi được gì từ họ?
![]() |
Trần Hữu Lộc (bên trái) trao đổi với các chuyên gia bệnh học của trường Đại học Cornell (Mỹ). Ảnh: Tâm Trần. |
Một đức tính rất quý của người nông dân Việt Nam là tinh thần luôn học hỏi và tìm kiếm giải pháp để tiến lên phía trước, có chí cầu tiến cao. Tôi có đi các nước Đông Nam Á để hỗ trợ kỹ thuật và dạy nông dân họ các vấn đề về thủy sản và nhận thấy nông dân của các nước lân cận Việt Nam có suy nghĩ không quyết liệt như nông dân của ta. Điều này dạy cho tôi một bài học rằng phải luôn luôn nỗ lực làm việc tốt, tiến về phía trước và làm được những việc có ích cho bà con.
- Được biết anh thường xuyên về Việt Nam để tổ chức các hội thảo khoa học về thủy sản, bỏ tiền túi mời các Giáo sư đầu ngành ở Mỹ tham gia hội thảo tại Việt Nam?
Tôi đã tổ chức hàng chục lượt hội thảo khoa học trong đó tôi và các giáo sư hàng đầu thủy sản ở nước ngoài là diễn giả. Các hội thảo thu hút đông đảo sinh viên, nhà khoa học, các đơn vị kinh doanh, nuôi trồng thủy sản tham gia. Tôi rất vui khi các chủ đề thông tin về dịch bệnh, biện pháp giảm rủi ro, tăng tính bền vững trong sản xuất thủy sản được bà con quan tâm và áp dụng. Tôi cũng sẵn sàng cung cấp email, số điện thoại để bà con gọi khi cần tư vấn.
Còn chuyện bỏ tiền túi mời giáo sư thì cũng không hẳn, có nhiều khi tôi bỏ tiền mua vé máy bay, thuê khách sạn cho các giáo sư, nhưng phần lớn tôi mời các giáo sư sang Việt Nam khi biết họ có lịch làm việc ở các nước Đông Nam Á. Họ cũng rất vui vẻ nhận lời vì muốn làm việc tốt cho cộng đồng. Thù lao cho họ thường chỉ là một buổi nói chuyện vui vẻ với vài cốc bia lạnh và các món ăn dân dã của Việt Nam.
Tôi cũng sẵn sàng nhận lời sang các nước bạn để hỗ trợ kỹ thuật như ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, các nước Ả Rập, Nam Á và sắp tới là các nước Mỹ Latinh theo yêu cầu của FAO.
Mong nông dân không phải cầm sổ đỏ vì tôm
- Mục tiêu lớn của anh là giúp người nông dân đứng vững được với việc nuôi trồng thủy sản, làm lợi kinh tế, và mục tiêu xa hơn nữa là gì?
![]() |
Trần Hữu Lộc. |
Tôi mong bà con nông dân nuôi thủy sản sẽ giữ được cái sổ đất và nhà của mình. Ước mơ nghe có vẻ buồn cười, nhưng thực tế nghề này nhiều rủi ro, có khi nông dân trắng tay vì dịch bệnh hoặc biến động giá cả khiến họ thua lỗ phải cầm cố tài sản nhà cửa, đất đai. Tôi mong một ngày không xa, Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu tôm số một thế giới, người dân nuôi tôm sẽ có cuộc sống sung túc với nghề nuôi tôm.
Tôi nghĩ việc làm chủ khoa học về bệnh tôm là một trong các chìa khoá quan trọng. Tôi và nhiều người có tâm huyết với nghề tôm đang xúc tiến xây dựng một cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về bệnh tôm. Tôi muốn sẽ tiếp tục có kết nối với các chuyên gia về bệnh tôm để dần dần Việt Nam sẽ tự làm chủ được ngành khoa học này và khoa học sẽ đến được với bà con nông dân một cách hiệu quả nhất.
- Chuyện anh được bạn bè gọi là giáo sư bệnh tôm thẻ, đại sứ thương hiệu dép tổ ong tại Arizona tại Mỹ là thế nào?
Tôi hay đi phượt cùng bạn bè mỗi khi về Việt Nam và thấy bạn bè hay đi dép tổ ong. Tôi thấy hay và được bạn bè tặng mấy đôi mang sang Mỹ. Chất liệu dép tổ ong rất bền, lại nhẹ và đi êm chân. Khi đi máy bay, lái xe đường dài ở Mỹ, đi dép tổ ong, tôi cảm thấy thoải mái và cũng đỡ nhớ nhà. Bạn bè ở Mỹ thấy hay có nhờ tôi mua cho vài đôi nên bạn bè phong cho tôi danh hiệu “đại sứ dép tổ ong”.
- Cảm ơn bạn.
Tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - Trần Hữu Lộc được học bổng tại 3 trường ĐH ở châu Âu và 3 trường ĐH ở Mỹ nhận sang học thẳng lên Tiến sĩ và đài thọ học bổng toàn phần. Trần Hữu Lộc quyết định chọn Đại học Arizona. |
Nghi ngờ các em bị ngộ độc, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã mời bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ. Chiều 15/5, sau khi hội chẩn liên viện, các bác sĩ thống nhất chẩn đoán nghi ngờ trẻ nhiễm độc botulinum do ăn giò lụa. 19h cùng ngày, các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với chẩn đoán ngộ độc botulinum.
"Do không lưu mẫu thức ăn, không tìm nguồn gốc nên trong trường hợp này, chẩn đoán ngộ độc botulinum chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, diễn tiến bệnh, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và loại trừ các bệnh lý khác", bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Thuận, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết.
Theo các bác sĩ, nếu điều trị trễ, bệnh nhân ngộ độc botulinum sẽ dẫn đến liệt cơ, suy hô hấp phải thở máy từ 3-6 tháng. Do tính chất cấp bách, bác sĩ quyết định điều trị sớm nhất có thể để tránh những biến chứng nặng xảy ra.
Bệnh viện Chợ Rẫy lập tức liên hệ với Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam để điều chuyển 2 lọ thuốc giải độc BAT. Đây là số thuốc còn lại sau đợt điều trị cho chùm ca ngộ độc sau ăn cá ủ muối chua vào tháng 3 tại Quảng Nam.
1h sáng ngày 16/5, tại sân bay Tân Sơn Nhất, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đón ê-kíp của Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam vận chuyển thuốc BAT về thẳng Bệnh viện Nhi đồng 2. Rạng sáng, cả 3 trẻ đã được dùng thuốc BAT để giải độc botulinum.
Các bé đều ổn định, không có biểu hiện bị phản vệ sau 1 giờ truyền thuốc giải độc. Đến sáng nay, tình hình đều ổn định. Ba bệnh nhi sẽ được tiếp tục theo dõi, khám và đánh giá tình trạng sức khỏe liên tục.
Trước đó, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã đề xuất cần có trung tâm lưu trữ thuốc hiếm cấp quốc gia, do Bộ Y tế quản lý. Theo ông Thức, cho đến nay, việc cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân ngộ độc cần thuốc hiếm còn mang tính cá biệt.
Cố gắng làm người khác
Khi bạn 20 tuổi, bạn nên biết rằng chúng ta sẽ không suy nghĩ giống nhau. Chúng ta là những cá nhân riêng biệt. Hãy là chính mình!
Sống với quá khứ
Điều này nghe có vẻ cũ rích nhưng cuộc sống thực sự là một cuộc hành trình. Bạn không sinh ra đã hoàn hảo và lúc nào cũng làm những điều đạo đức. Thành thực mà nói hầu hết chúng ta đều có cả tốt lẫn xấu theo cách này hay cách khác. Điều đó được phản ánh ở những sự kiện diễn ra trong cuộc đời bạn. Nhưng bạn không thể thay đổi quá khứ, vì thế bạn phải cố gắng để đảm bảo rằng những sai lầm trong quá khứ không có chỗ đứng trong cuộc sống hiện tại của bạn.
Quên đi chuyện bạn phải quan tâm người khác
Có những lúc bạn nghĩ rằng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ngừng quan tâm tới người khác, hay ít nhất là ngừng quan tâm tới những người mới xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Tất cả những gì tôi muốn nói là: “Không, điều đó không đúng”. Việc chăm sóc người khác mang lại sự kết nối giữa người với người, và sự kết nối đó là sợi dây bạn gắn kết với nhân loại. Bạn có thực sự muốn cắt đứt mối liên hệ với thứ đã tạo ra con người bạn không? Đừng nghĩ vậy.
Tìm ra thứ bạn cần và muốn
Cuộc sống của bạn cần một con đường, một hướng đi và không quan trọng nó là gì. Bạn có thể yêu âm nhạc, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, Scooby Doo hay Batman. Bạn thích cái gì không quan trọng, quan trọng là nó khơi gợi cảm xúc gì trong bạn và việc bạn yêu thích nó thế nào.
Nghĩ rằng bạn không phải trưởng thành
Trưởng thành thường bị gán cho những ý nghĩa tiêu cực. Bạn nên đặt mục tiêu vẫn trẻ trung, mạo hiểm và cởi mở nhưng vẫn cần phải lớn lên. Bạn cần phải trở thành một người lớn độc lập và tự lập. Đó là một phần vẻ đẹp của cuộc sống. Là một đứa trẻ con trong thân xác người lớn không phải là một hình ảnh đẹp, và đừng nghĩ rằng trì hoãn việc phải chịu trách nhiệm nghĩa là bạn không phải đối mặt với nó. Bạn càng mất nhiều thời gian để trì hoãn thì bạn sẽ càng mất nhiều thời gian để theo kịp người khác.
Phiền não về những thứ bạn không thể thay đổi
Thật khó để xả “stress” khi kế hoạch đời bạn không mấy tốt đẹp hay khi bạn không có quả cầu pha lê để xem tương lai mình thế nào. Người ta thường nói rằng tuổi 20 là quãng thời gian đẹp nhất nhưng đó cũng là quãng thời gian khó khăn nhất.
Hãy tiếp tục làm việc của mình bằng cách giữ vững mục tiêu, tham vọng và giũ bỏ những phiền não không cần thiết. Cuộc sống có thể thay đổi trong nháy mắt, vì thế hãy tìm kiếm sự thoải mái bằng cách làm những việc khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Quan hệ tình dục nguy hiểm
Điều này cần phải làm rõ. Là một con người, dù là nam hay nữ, 18 hay 81 tuổi, bạn được phép có những mối quan hệ người lớn với ai đó, vào lúc nào đó mà bạn thấy thích hợp. Đừng cho phép ai đó nói “giá mà” với bạn bởi đó là lựa chọn của bạn.
Không có những mối quan hệ rủi ro. Bạn không phải là Tom Cruise và bây giờ không phải là năm 1983. Nếu không muốn mắc bệnh tình dục thì hãy có những quyết định sáng suốt.
Không mở cửa trái tim
Xin lỗi những người không đồng tình với quan điểm này, nhưng với tôi cuộc sống là tình yêu. Bạn sống bằng tình yêu, thở bằng tình yêu, thậm chí là bạn ra đời nhờ tình yêu. Bạn không nên tập trung cuộc sống của mình vào việc tìm kiếm tình yêu hay muốn được mọi người công nhận bằng việc tìm kiếm một tình yêu lãng mạn. Mà hãy mở cửa trái tim.
Cuộc sống sẽ tốt hơn rất nhiều khi bạn yêu và được yêu. Với những người nghĩ rằng tình yêu và sự nghiệp ở hai đầu chiến tuyến thì một nửa lý tưởng cho họ là người sẽ làm cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, chứ không phải là một rào cản.
Nghĩ rằng bạn biết mọi thứ
Điều này có vẻ mỉa mai khi được đọc từ một bài viết tư vấn, nhưng tác giả bài viết này không ảo tưởng rằng mình biết mọi thứ. Tất cả chúng ta đều đang ở tuổi 20 và đủ thông minh để luôn nhớ rằng chúng ta vẫn còn trẻ và rất thiếu kinh nghiệm.